Những yếu tố gây suy giảm chức năng thận

  • 28 Thg9

Thận ngoài vai trò tạo máu, lọc bỏ các chất thải ra khỏi máu qua đường nước tiểu, giữ lại chất cơ thể cần, nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan tim mạch, huyết áp và tiểu đường.

Để tránh huyết áp tăng, thận sẽ tiết ra một vài loại hormone giúp ổn định huyết áp. Thận còn điều hòa chuyển hóa phốt pho và canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cân bằng chất lỏng cũng như tạo ra một loại vitamin D tốt cho xương.

Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận… khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Trong đó, suy thận mạn là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Chức năng thận cũng không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị chỉ giúp làm chậm tiến triển bệnh và phòng ngừa biến chứng do suy thận mạn gây ra.

Ngoài tuổi tác và di truyền, nguyên nhân khiến cho thận bị suy giảm chức năng có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh.

Loại thuốc ảnh hưởng đến thận khi lạm dụng

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Brufen…) hoặc naproxen (Aleve, Apranax…) có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó, không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài hoặc dùng liều cao hơn mức khuyến cáo.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra tới 5% các trường hợp suy thận mạn tính hàng năm.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Các hoạt chất nhóm PPI như pantoprazole, omeprazole, rabeprazole, esomeprazole… làm giảm lượng axit trong dạ dày nên thường dùng để điều trị chứng ợ nóng, loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu dùng trong thời gian dài (nhiều tháng liên tục) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận như tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mạn tính. Nếu cần phải dùng PPI thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem việc chuyển sang một loại thuốc khác có cần thiết không.

Thuốc có thể gây hại cho người bệnh thận

Đối với những người có bệnh về thận, một số loại thuốc có thể khiến cho thận trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến suy thận. Người bệnh cần nói chuyện hoặc khai báo với bác sĩ tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc điều trị cholesterol hoặc tiểu đường, thuốc kháng acid, thuốc kháng virus hay thuốc kháng nấm. Các bác sĩ lâm sàng cần biết mức độ chức năng thận của bạn để có thể kê đơn thuốc an toàn cho thận.

Những thói quen gây hại thận

Chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Đặc biệt, những người đã có sẵn bệnh lý tại thận càng cần lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều natri, kali và phốt pho. Chế độ ăn tốt cho thận thường hạn chế natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, tương tự với kali và phốt pho.

Dùng thực phẩm chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn (thịt ướp muối, sấy khô), đóng hộp (xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội)... thường chứa một lượng lớn muối nhằm bảo quản và cải thiện mùi vị. Do đó, bạn khó có thể giữ lượng natri hàng ngày dưới mức 2.300 mg. Ngoài ra, lượng phốt pho trong các loại thực phẩm này cũng rất cao khiến thận và xương dễ bị tổn thương.

Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Đây là hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.

 

Nguồn: Chuyên mục sức khỏe tạp chí tri thức trực tuyến

Xem thêm Tin tức

Dầu không chỉ dưỡng ẩm cho da mà còn hoạt động như dung môi, một nhóm các thành phần có thể hòa tan các chất tương tự. Dầu là một loại dung môi đặc biệt vì chúng ưa mỡ, có nghĩa là chúng bị thu hút một cách tự nhiên bởi các loại dầu khác, bao gồm cả chất nhờn mà da của chúng ta tạo ra và các thành phần giống dầu trong sản phẩm trang điểm. Đây là điều cho phép các loại dầu trong dầu tẩy trang nhanh chóng hòa tan lớp trang điểm, dầu thừa của da, bụi bẩn
Gan được gọi là "cơ quan bị câm" vì không có dây thần kinh đau nên khi có rắc rối, gan thường không xuất hiện cảm giác đau, ít dấu hiệu cảnh báo. Các bệnh lý về gan thường nguy hiểm hơn vì tiến triển âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo sớm.
Thoái hóa điểm vàng (AMD) là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở người cao tuổi. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa thoái hóa điểm vàng, tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các yếu tố dưới đây để phòng ngừa bệnh tiến triển.